Bà bầu bị đau răng phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Đau răng là vấn đề thường gặp ở phụ nữ khi mang thai

Trong thời kỳ bầu bí khi mang thai, ngoài chứng đau lưng hoành hành thì đau răng cũng là 1 triệu chứng thường gặp gây khó chịu cho bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu phải hạn chế dùng các loại thuốc Tây nên nhiều chị em phải sống chung với cơn đau đến hết 9 tháng thai kỳ. Vậy đau răng khi mang thai phải làm sao?

Đau răng là vấn đề thường gặp ở phụ nữ khi mang thai
Đau răng là vấn đề thường gặp ở phụ nữ khi mang thai

Nguyên nhân đau răng khi đang mang thai

  • Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ được xem là nguyên nhân chính khiến bà bầu bị đau răng khi mang thai 3 tháng đầuđau răng khi mang thai tháng cuối hoặc trong cả thai kỳ.
  • Khi mang thai, cơ thể sản sinh nhiều hormone estrogen và progesterone làm cho nướu răng dễ bị sưng tấy, xung huyết và mềm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập.
  • Khi mang thai các mẹ chưa bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể, nên thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ, dẫn tới cơ thể mẹ thiệu hụt canxi làm ảnh hưởng men răng, gây ra ê buốt răng.
  • Chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng thay đổi, các mẹ có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt hơn, uống sữa nhiều hơn nhằm bổ sung dưỡng chất cho thai nhi. Lúc này các mẹ không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dẫn tới dễ bị sâu răng, gây cho răng đau nhức, ê buốt.

Đau răng ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?

Ảnh hưởng đầu tiên dễ nhận thấy nhất khi mẹ bầu bị đau răng, đó là cảm giác ăn không ngon, ngủ không yên. Nếu đau răng xuất hiện cùng lúc với những cơn ốm nghén sẽ khiến tinh thần của mẹ bầu vô cùng mệt mỏi, khó chịu, kéo theo đó là sức khỏe dần suy giảm, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, dễ dẫn đến sinh non.

Chính vì vậy khi bị đau răng, các mẹ bầu cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết sớm nhất. Bởi đau nhức răng kéo dài không được điều trị không chỉ phá hủy tinh thần mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe của mẹ và bé.

Cách chữa đau răng cho bà bầu an toàn

Chữa bằng phương pháp dân gian

Để chữa đau răng cho bà bầu, những loại rau củ gia vị thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn là lựa chọn an toàn nhất.

  • Chữa đau răng khi mang thai bằng lá ổi non: Nhai trực tiếp lá ổi non và đắp vào vùng lợi sưng và đau răng sẽ giúp giảm đau hoặc đun lá ổi với một ít muối sau đó lấy hỗn hợp đó làm nước súc miệng hàng ngày để giảm đau nhức.
  • Sử dụng lá lốt: Dùng cả lá, cuống và thân cây sắc thành nước để ngậm và súc miệng.
  • Cải bó xôi (rau Bina): Chứa nhiều canxi và axit folic là thực phẩm rất tốt cho các mẹ bầu. Ngoài ra, rau bina còn có đặc tính giảm đau nhanh nên dùng loại rau này để giảm đau răng bằng cách rửa sạch vài lá bina rồi nhai tại vị trí các răng sâu hoặc răng đau..
  • Chườm nước đá: Trong trường hợp răng đau làm nướu sưng to và sưng lan cả bên má, cách giảm đau hữu hiệu là chườm lạnh. Mẹ chỉ cần cho một ít đá viên vào túi ni-lông rồi áp lên vùng bị sưng để giảm đau tạm thời.

Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà việc sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị đau răng sao cho hiệu quả lại là nỗi băn khoăn của nhiều người. Bởi nhiều mẹ đã áp dụng các bài thuốc dân gian mà không khỏi và đành phải liều mình dùng đến thuốc hoặc đến nha khoa để xử lý. Nhưng mẹ có biết việc sử dụng thuốc trong quá trình mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi?

Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải có lông mềm
Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải có lông mềm

Chữa đau răng khi mang thai bằng Tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên

Tinh dầu Răng miệng Dạ Thảo Liên được chiết suất từ 100% thảo dược thiên nhiên có tác dụng trị sâu răng, đau nhức răng, ê buốt răng, viêm lợi nhiệt miệng, viêm họng, chảy máu chân răng, đặc biệt sản phẩn rất an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai (các mẹ bầu), cho con bú.

Thành phần gồm có: Trầu không, hương nhu, bạc hà, xạ hương, quế, cau, thiên niên kiện….

Cách sử dụng tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên

Bước 1: Sau khi nhúng ướt bàn chải có chứa kem đánh răng, nhỏ 1 giọt tinh dầu trị sâu răng Dạ Thảo Liên lên bàn chải. Sau đó chải răng nhẹ nhàng từ 2 đến 3 phút. Bạn nên chú ý rằng không được cho tinh dầu vào bàn chải rồi mới nhúng nước vì sẽ khiến tinh dầu bị trôi mất.

Bước 2: Dùng nạo lưỡi nạo sạch khoang lưỡi, nhỏ một giọt tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên vào 20ml nước, dùng để súc miệng từ 2 đến 3 phút. Súc miệng bằng tinh dầu Dạ Thảo Liên thường xuyên sẽ giúp trị hôi miệng hiệu quả.

Bước 3: Nhỏ trực tiếp 1 giọt tinh dầu Dạ Thảo Liên vào phần bị sâu răng, viêm lợi trùm, nhiệt miệng ngày 2-3 lần.

Lưu ý : Nên dùng bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ hoặc bàn chải dành cho bé, đánh răng chậm rãi và nhẹ nhàng. Khi bảo quản tinh dầu nên tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30oC, đậy kín nắp sau khi sử dụng.

Đau răng là vấn đề thường gặp ở phụ nữ khi mang thai
Đau răng là vấn đề thường gặp ở phụ nữ khi mang thai

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *